This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Anil Singh - BloggerTemplatez.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Anil Singh - BloggerTemplatez.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Anil Singh - BloggerTemplatez.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Anil Singh - BloggerTemplatez.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Anil Singh - BloggerTemplatez.com.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

[Hướng dẫn] Sử dụng côn nhị khúc [P.3]

Phần 3: 11-15 :yoyo24::yoyo24:

Video 11:




Video 12:














Video 13:














Video 14:
















Video 15:












Cảm ơn các bạn đã theo dõi !! :yoyo56::yoyo56::yoyo56:

[Hướng dẫn] Sử dụng côn nhị khúc [P.2]

Phần 2: 6->10 :yoyo28::yoyo27:
Video 6:














Video 7:













Video 8:















Video 9:













Video 10:













Cảm ơn các bạn đã theo dõi !! :yoyo56::yoyo56::yoyo56:

[Hướng dẫn] Sử dụng côn nhị khúc [P.1]

Côn nhị khúc hay còn gọi là Nunchaku, dưới đây sẽ là các video hướng dẫn chi tiết các động tác của võ sư Hàn Quốc .Có tổng cộng 50 video sẽ được mình chia thành 10 Phần , mỗi phần 5 video :yoyo19:
Phần 1: 1->5:yoyo27:


Video 1:                                                                                                                                                                                



Video 2:   
                                                                                                                                                                          










Video 3:  












Video 4:




Video 5:


Ai thấy hay nhớ Like nhé !:yoyo28::yoyo28:
Cảm ơn các bạn đã theo dõi !! :yoyo56::yoyo56::yoyo56:

Thành Long: Từ người đóng thế đến siêu sao thế giới [P.2]

Từ một diễn viên chỉ đảm nhận vai trò đóng thế, đối mặt với những thất bại ê chề nơi đất khách quê người, thành công của Thành Long được coi như một câu chuyện thần thoại.
Sự qua đời đột ngột của huyền thoại Lý Tiểu Long năm 1973 khiến cho thời đại của thể loại phim võ thuật gần như chấm dứt, đẩy những diễn viên chưa có tên tuổi như Thành Long thời bấy giờ vào cảnh khốn đốn.

Phải đến hai năm sau, năm 1975, một công ty điện ảnh mang tên Tân Thiên Đia thành lập, bản hợp đồng mới ký với công ty này khiến nam diễn viên trẻ Thành Long như “chết đuối vớ được cọc”.
[​IMG]|
Thành Long trong bộ phim Xà hình điêu thủ. 

Sau hợp đồng, Thành Long tham gia hai bộ phim Quảng Đông tiểu lão hổvà Bắc phái công phu, tuy nhiên thành công mà hai bộ phim đạt được không như mong đợi.

Sau đó không lâu, Thành Long may mắn được nam diễn viên Trần Tự Cường giới thiệu với đạo diễn La Duy, ông góp mặt vào hai bộ phim Cổ Long và Thiếu Lâm Mộc Nhân Cảng, tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chỉ là thất bại.
[​IMG]
Vai diễn trong Túy Quyền là dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp của Thành Long. :yoyo1:
Thành công chỉ thực sự đến với Thành Long khi hơn một năm nhau, ông trở lại với Xà Hình Điêu Thủ và Túy Quyền -bộ phim đã phá các kỷ lục phòng vé thời bấy giờ và đạt được thành công chưa từng có, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp của Thành Long.

Chứng kiến thành công của Túy Quyền, đạo diễn La Duy “đánh bài liều” khi quyết định “gác kiếm” nhường đất để Thành Long “tự biên, tự diễn” trong bộ phim Tiếu Quyền quái chiêu. Ngoại trừ vai chính, Thành Long còn đảm nhiệm cả vai trò đạo diễn, bên cạnh đạo diễn Triệu Lỗ Giang.
[​IMG]
Thành Long trong Câu chuyện cảnh sát - bộ phim hài đầu tiên mang
phong cách Mỹ của ông. :yoyo15:
Tiếu Quyền quái chiêu
 đã giúp Thành Long lọt vào “mắt xanh” của nhiều công ty điện ảnh, sau nhiều lần cân nhắc, ông đồng ý nhận lời mời của công ty điện ảnh Gia Hòa. Bộ phim đầu tiên mà Thành Long hợp tác với Gia Hòa là Sư đệ xuất mã đã thu về được những thành công nhất định.

Thuận đà, Gia Hòa tạo điều kiện cho Thành Long bắt đầu tấn công thị trường quốc tế. Tuy nhiên, cả bốn bộ phim tại Mỹ của ông là Sát thủ hào,Pháo đạn phi xa 1 và 2; Uy long mạnh thám đều không mấy nổi tiếng, nguyên nhân bởi Thành Long chưa quen với cung cách làm việc và chỉ đạo của các đạo diễn nước ngoài.

Sau lần tấn công Hollywood thất bại, Thành Long nhận ra rằng, đây không phải là thiên hạ của mình, chỉ có quay về quê nhà Hong Kong, ông mới có đất để “dụng võ”.

Năm 1982, ông thực hiện bộ phim Long Thiếu Gia (Dragon Lord) với vai trò đạo diễn kiêm diễn viên. với Long Thiếu Gia, Thành Long bắt đầu thử nghiệm vô số cảnh hành động mạo hiểm đa dạng khác nhau.

Bộ phim có thể được xem như bước chuyển mình trong phong cách phim của Thành Long, từ thể loại phim võ thuật hài chuyển sang phim hành động mạo hiểm hiện đại.
[​IMG]
Ba anh em Nguyên Lâu - Nguyên Long và Nguyên Bưu trong phim Kế hoạch A. :yoyo20:

Chỉ một năm sau, Thành Long tiếp tục khẳng định được tài năng đạo diễn trong bộ phim Kế Hoạch A. Phim có nội dung khá phức tạp và lắt léo, song lại kết hợp hài hòa được tính lịch sử, tính hài hước và những pha hành động võ thuật.

Đặc biệt, đây là lần hợp tác đầu tiên của ba anh em trong nhóm Thất Tiểu Phúc xưa bao gồm – Thành Long (Nguyên Lâu), Hồng Kim Bảo (Nguyên Long) và Nguyên Bưu.

Kế Hoạch A
 đã giành được giải Chỉ đạo hành động xuất sắc nhất, đồng thời đưa Thành Long vào danh mục đề cử Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 3.

Trong liên tiếp hai năm 1985 và 1986, Thành Long liên tiếp tung ra hai bộ phim được ví như những “món ăn lạ” khiến khán giả nồng nhiệt đón nhận. Đó là Câu chuyện cảnh sát (1985) và Kế hoạch Phi Ưng (1986).

Nếu Câu chuyện cảnh sát là bộ phim hài đầu tiên mang ảnh hưởng phong cách Mỹ thì Kế hoạch phi ưng lại khiến khán giả “mãn nhãn” với vô số những pha hành động mạo hiểm. Cả hai bộ phim đều góp phần nâng tầm tên tuổi cho đạo diễn kiêm diễn viên Thành Long.

Thành công tại quê nhà khiến Thành Long tự tin tiến công thị trường Mỹ một lần nữa.

Từ năm 1995, vận đỏ của Thành Long bắt đầu, nam diễn viên võ thuật Hong Kong công phá mạnh mẽ thị trường Bắc Mỹ bằng một loạt phimRumble in the Bronx (1995), Câu chuyện cảnh sát 3 (1996), Rush Hour (1998)… 
[​IMG]
Rush Hour (1998)
Riêng bộ phim Rush Hour đã lập được kỉ lục phòng vé, thu về 244 triệu USD cùng vô số giải thưởng và đề cử, riêng đối với Thành Long, bộ phim đã mang đến cho ông một vị thế nhất định trong làng điện ảnh thế giới.

Kể từ đó, Thành Long liên tục gặt hái thành công tại kinh đô điện ảnh với các bộ phim như Shanghai Noon (2000), The Accidental Spy (2001), Rush Hour 2 và 3 (2001 và 2007), Shanghai Knights (2002), The Spy Next Door (2010). 

Năm 2012, khi tham dự Liên hoan phim Quốc tế Cannes lần thứ 65, ngôi sao người Hong Kong đã gây bất ngờ tuyên bố sẽ chấm dứt sự nghiệp diễn xuất sau khi cho ra mắt bom tấn hành động hài 12 Con Giáp (Chinese Zodiac)- đây cũng là bộ phim cán mốc 100 tác phẩm trong sự nghiệp của ông.
[​IMG]
Thành Long chụp ảnh cùng ngôi sao mang tên mình tại đại lộ danh vọng. :yoyo29:
Ấp ủ dự án 12 Con giáp trong suốt bảy năm, kiêm cả bốn vai trò đạo diễn, nhà biên kịch, nhà sản xuất và vừa là diễn viên chính trong phim, Thành Long đã dồn hết tâm huyết cho “đứa con tinh thần” cuối cùng với mong muốn gửi gắm thông điệp về ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa của quốc gia.

Bộ phim được khán giả chờ đón và ủng hộ như một lời từ biệt với một trong những ngôi sao võ thuật hàng đầu thế giới.

Như bao ngôi sao nổi danh khác, song song với thành công trong sự nghiệp, tất nhiên Thành Long không thể tránh khỏi việc phải đối diện với vô số những tai tiếng, scandal và lời đồn đoán ác ý trong cả công việc lẫn đời tư.
(Còn nữa)

Cảm ơn các bạn đã theo dõi :yoyo17: Hãy đón đọc phần tiếp theo nhé !!!:yoyo21::yoyo21:
Link nguồn: http://vtc.vn/13-370277/giai-tri/thanh-long-tu-nguoi-dong-the-den-sieu-sao-the-gioi.htm

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Vén màn những góc khuất quá khứ Thành Long [P.1]

Suýt bị đuổi học, thường trốn vào một góc để khóc lén hay chuyên đóng thế cho đàn anh, đó là những góc khuất trong quá khứ của siêu sao võ thuật Thành Long.
Cả thế giới gọi ông với nghệ danh Thành Long, nhưng không nhiều biết được tên thật của siêu sao này là Phòng Sỹ Long. Gia đình Thành Long tự xưng là hậu duệ của Phòng Huyền Linh – quan tư mã, tể tướng dưới đời vua Đường Thái Tông.
Ảnh độc của Thành Long ngày nhỏ.

:yoyo15::yoyo1:Cha của Thành Long – ông Phòng Đạo Minh, sau này đổi tên thành Trần Chí Bình, nên ông cũng đổi tên con trai từ Phòng Sỹ Long thành Trần Cảng Sinh.

Thành Long - Trần Cảng Sinh, sinh ngày 7/4/1954 tại Thái Bình Sơn, Hong Kong. Cha của Thành Long - ông Trần Chí Bình và mẹ - bà Trần Lị Lị đều làm việc tại lãnh sự quán Pháp tại Hong Kong.

Từ nhỏ Thành Long đã ham mê võ thuật, với tính hiếu động và thích lăn lộn của mình, Thành Long được cha mẹ gọi với cái tên thân mật là “Pháo Pháo”.
Ngày nhỏ Thành Long được gọi với cái tên thân mật là "Pháo Pháo":yoyo17:
Trong khu lãnh sự quán ở Thái Bình Sơn mà gia đình Thành Long sinh sống, có rất nhiều người Pháp, Mỹ, từ nhỏ, Thành Long đã thường xuyên đánh nhau gây gổ với những đứa trẻ ngoại quốc.

Đến tuổi đi học, Thành Long vẫn không bớt đi tính nghịch ngợm, thậm chí còn hơn. Lên lớp một, vì liên tục vi phạm nội quy, gây gổ với bạn, cậu bé bị kỉ luật, phải học lại một năm.

Thành Long trong những tấm ảnh gia đình :yoyo19:

Ra ngoài thì đánh nhau, còn về nhà, Thành Long chỉ ngồi một chỗ và xem phim võ thuật, thời điểm đó Hoắc Đạt Hoa, Vu Tố Thu là những ngôi sao “hot” nhất, mê mẩn những pha hành động đẹp mắt của những siêu sao này, Thành Long nghĩ ngay đến việc lên núi học võ.

Quá bận rộn với công việc ở lãnh sự quán, không có thời gian để quản lý cậu nghịch tử, cha Thành Long quyết định gửi con vào Học viện Kinh kịch Trung Quốc – chuyên đào tạo diễn viên võ thuật.

Năm sáu tuổi, Thành Long được cha dẫn đến gặp sư phụ Vu Chiêm Nguyên – cha của nam diễn viên Vu Tố Thu, đồng thời là người đứng đầu Học viện Kinh kịch.

Thành Long hồi nhỏ và cha - ông Trần Chí Bình
Nhìn thấy các đệ tử đang hăng say tập luyện dưới sân, Thành Long cảm thấy thích thú vô cùng, liền xin cha cho phép mình theo học võ sư Vu Chiêm Nguyên. Gửi con vào trường, ông Phòng Đạo Minh yên tâm quay trở về khu lãnh sự quán và tin tưởng rằng, môi trường khắc nghiệt ở đây sẽ giúp cậu con trai ngỗ ngược trưởng thành.

Háo hức với việc bái sư và học võ, song thời gian đầu nhập môn lại đầy khó khăn và không hề sung sướng như Thành Long vẫn tưởng tượng.

Phương pháp giáo dục của sư phụ Vu Chiêm Nguyên hết sức nghiêm khắc, cách dạy đệ tử luyện công của ông chủ yếu là đánh và phạt. Chỉ được đến ngày thứ tư, Thành Long đã thấy hối hận và nản chí, cậu nhận ra rằng, để có được võ nghệ như những môn sinh kia quả thực không hề dễ dàng..

Thời gian đầu, vào mỗi buổi tối, sau một ngày mệt nhoài vì luyện tập và áp lực từ đòn roi và những câu la mắng của sư phụ, Thành Long tủi thân, thường trốn vào góc tối và khóc một mình.

Một ngày luyện tập của các võ sinh bắt đầu từ 5h sáng và kết thúc vào lúc 0h đêm, họ thường phải lết thân mình mệt nhừ và đôi chân đau ê ẩm đi ngủ. Ngoài thời gian luyện võ, võ sinh ở đây còn phải đọc sách, không ít người thường ngủ gục vì quá mệt.

Niềm vui lớn nhất của những võ sinh ở đây là lúc được nhận thực phẩm cứu tế, hàng chục người tụ tập lại, xếp hàng chờ những người trong tổ chức Hồng thập tự mang đến cho họ nhiều đồ ăn bao gồm gạo, sữa bột và nhiều loại thực phẩm khác.

Các võ sinh phải chờ đến nửa ngày mới tới lượt mình, họ tập trung đồ ăn được chia lại và phân công nhau, mỗi bữa ăn sẽ do một người nhận trách nhiệm nấu nướng.
Cậu bé Thành Long trông khá khôi ngô.:yoyo23:
Sau khi vượt qua được khoảng thời gian đầu khó khăn và nhiều bỡ ngỡ, Thành Long hăng say tập luyện, cùng với niềm đam mê võ thuật, cậu trở thành một trong những môn sinh xuất sắc tại đây.
Thành Long được lựa chọn vào nhóm Thất Tiểu Phúc – tập hợp những học viên xuất sắc nhất.Từng thành viên trong nhóm được sư phụ Vu Chiêm Nguyên đặt ng:yoyo14:hệ danh, trong đó, hai cái tên nổi bật nhất trong đó chính là Nguyên Lâu (Thành Long) và Nguyên Long (Hồng Kim Bảo)

Sau hơn mười năm ròng rã theo học Kinh kịch và võ thuật, năm 17 tuổi, Thành Long tốt nghiệp và từ biệt sư phụ Vu Chiêm Nguyên.

Ngày làm lễ tốt nghiệp, theo lệ cũ, các đệ tử phải quỳ gối cúi đầu từ biệt sư phụ để cảm tạ, sau đó phải chịu 10 trượng coi như lần được dạy dỗ cuối cùng.

Ngày hôm đó, Thành Long quỳ gối, cúi đầu nín thở chờ trượng của sư phụ.Bất ngờ Vu Chiêm Nguyên bảo: “Đứng lên đi, đừng quỳ nữa! Bỏ lệ này đi, thời đại bây giờ đổi khác rồi”. Thành Long thở phào nhẹ nhõm đứng lên, cáo biệt sư phụ.

Sau khi tốt nghiệp, Thành Long chính thức trở thành võ sư, lấy nghệ danh mới là Trần Nguyên Long và bắt đầu bước chân vào nghiệp diễn xuất.

Tuy nhiên, một võ sư trẻ chưa cứng cáp và thiếu kinh nghiệm như ông lúc bấy giờ chỉ được đảm nhận những vai phụ, thậm chí chỉ là diễn viên đóng thế. Thời điểm đó, Thành Long tham gia đóng phim chỉ đơn giản là để kiếm tiền mưu sinh và không hề có bất cứ một kế hoạch nào cho tương lai.
Tuổi thanh niên của Thành Long:yoyo1:

Cùng với Lưu Đan, Điền Phong, Nhạc Hoa…, Thành Long chuyên tham gia vào những bộ phim có những cảnh quay võ thuật nguy hiểm. Với sự trẻ trung, nhanh nhẹn và không ngại cảnh đánh đấm, Thành Long khiến các đạo diễn rất ưng ý, ông là cái tên được ưu tiên lựa chọn trong số những diễn viên đóng thế.

Xem Tinh Võ Môn hay Long tranh hổ đấu với sự góp mặt của huyền thoại Lý Tiểu Long, chẳng ai để ý đến nam diễn viên đóng thế có cái tên lạ hoắc Trần Nguyên Long, vào vai những nhân vật quần chúng bị Lý Tiểu Long đánh cho te tua, bầm dập.

Vô danh, nhưng đối với một nam diễn viên – võ sư trẻ như Thành Long lúc bấy giờ, đây được coi như một thành công, ông sống rất phong lưu và vô tư, ngoài những giờ đi làm, ông thường xuyên có mặt ở những câu lạc bộ nghệ thuật, quán rượu, các địa điểm giải trí, vô lo vô nghĩ về cuộc sống tương lai..
Thành Long hồi trẻ khá điển trai.:yoyo14:

Tuy nhiên, đến năm 1973, khi Lý Tiểu Long bất ngờ qua đời, dư luận bàng hoàng và cho rằng, không một diễn viên nào có thể thay thế được huyền thoại họ Lý, tưởng chừng như thời đại của dòng phim võ thuật đã tàn, những bộ phim ra mắt không được đón nhận nồng nhiệt như trước, dẫn đến việc những diễn viên đóng thế như Thành Long cũng bị “thất sủng”. 

Sự nghiệp diễn xuất chưa kịp phát triển đã phải đối mặt với khó khăn, tưởng chừng như diễn viên trẻ này sẽ bỏ cuộc, tuy nhiên, điện ảnh thế giới đương đại đang chứng kiến sự thành công của một ngôi sao võ thuật mang tên Thành Long.

Những biến cố nào đã khiến Thành Long bứt phá ngoạn mục từ một diễn viên vô danh sang tầm một ngôi sao quốc tế như vậy?

Cảm ơn các bạn đã theo dõi :yoyo17: Hãy đón đọc phần tiếp theo nhé !!! :yoyo21::yoyo21: